GIỚI THIỆU
DỊCH VỤ Y TẾ
CHỈ DẪN
LỊCH KHÁM
THÔNG TIN HỮU ÍCH
TIN TỨC - SỰ KIỆN
  

Giờ làm việc:

- Từ thứ hai đến thứ sáu:
     + Trưa: 11g00 - 13g00
     + Chiều: 17g00 - 19g30

- Thứ  bảy, CN: 7g30-11g00
(Xin liên hệ qua điện thoại
để biết cụ thể hơn
)

Liên kết website:
295074083675322fa1ce110b4f5200.jpg
2474463542df573ecedf7e1a20436f.jpg
92601075964843e4ce057ec020996f.jpg
67782192631b06a46045d0808ed9c1.jpg
8913298990079a7ff69e465b180257.jpg
6148197883789486206390a6ceff81.jpg
5136984110ea0588d38060453e1c71.jpg
4007429223308be659eeea2bb472fb.jpg
2432859394103390f9984a5d14045b.jpg
7007100894ec44693f878f42d11b9e.jpg
7926589856f86b6f1181a144ff1db0.jpg
Thống kê truy cập:
 Đang online:  112
 Hôm nay:  157
 Hôm qua:  177
 Tuần này:  1,223
 Tuần trước:  1,412
 Tháng này:  32,840
 Tháng trước:  47,917
 Tất cả:  371,454
Bệnh nhân mang van tim nhân tạo cần biết - 09:14:00 AM | 11/10/2022
Bệnh nhân mang van tim nhân tạo cần biết

Bệnh nhân mang van tim nhân tạo cần biết

Người bệnh mang van tim nhân tạo có thể gặp hai biến chứng nặng sau:

1. Huyết khối: Cục máu đông gây kẹt van nhân tạo.

2. Nhiễm trùng: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng sau thay van nhân tạo.

 

Có thể phòng ngừa biến chứng kẹt van bằng cách dùng thuốc chống đông máu (Sintrom, warfarin…).

 

-    Theo dõi hiệu quả của việc dùng thuốc chống đông bằng xét nghiệm PT và INR, và phải được thực hiện định kỳ.

-    Chỉ số INR cần phải giữ trong khoảng:

 

Van

 

Cơ học

 

Sinh học

 

Động mạch chủ

2,0 – 3,0

2,0 – 3,0

 

Van hai lá

2,5 – 3,5

2,0 – 3,0

 

Động mạch chủ + van hai lá

3,0 – 4,0

2,0 – 3,0

-    Nếu dùng thuốc chống đông không đủ liều có thể gây kẹt van nhân tạo. Dùng thuốc quá liều (INR> 4,0) có thể gây chảy máu.

-    Thời kỳ ngay sau mổ, xét nghiệm INR định kỳ được thực hiện mỗi tuần cho đến khi INR ổn định ở 03 lần xét nghiệm liên tiếp. Sau đó INR  được thử định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.

-    Trường hợp có dấu hiệu chảy máu (chảy máu trong khi đánh răng, nôn ra máu, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, mảng bầm tím dưới da, đái ra máu, đi ngoài phân đen…) phải kiểm tra lại INR ngay và đến bệnh viện khám điều chỉnh lại liều thuốc chống đông.

-    Nếu thay van tim nhân tạo sinh học chỉ cần dùng thuốc chống đông trong 03 tháng đầu sau mổ ở những người có nhịp tim đều. Nếu nhịp tim không đều (loạn nhịp hoàn toàn) phải dùng thuốc cả đời.

-    Nếu thay van tim cơ học phải dùng thuốc chống đông suốt đời dù có nhịp tim đều.

 

Có thể phòng ngừa biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng sau thay van nhân tạo bằng các biện pháp cá nhân.

 

Phần lớn các nhiễm trùng van tim nhân tạo bắt nguồn từ nhiễm trùng răng và từ các vết thương… Do đó người bệnh cần:

-    Đánh răng hàng ngày.

-    Hàng năm đi khám nha sĩ ít nhất 2 lần và đi khám ngay nếu bị sâu răng.

-    Chăm sóc, băng bó và giữ sạch các vết thương trên người, đi khám bác sĩ dù vết thương nhỏ. Thông báo bác sĩ việc mang van tim nhân tạo của mình.

-    Khi lấy cao răng, nhổ răng hoặc làm bất cứ thủ thuật gì có chảy máu, phải dùng thuốc kháng sinh phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

-    Nếu người bệnh cảm thấy các triệu chứng không bình thường: như khó thở, đau ngực, hồi hộp đánh trống ngực, sốt… thì nên đến bệnh viện Tim khám ngay.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

 

 

KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG

 

-    Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, uống đều đặn, đúng liều lượng, không dừng thuốc đột ngột vì bất kỳ lý do gì nếu không có ý kiến của bác sĩ.

-    Khi đang dùng thuốc chống đông không nên uống các loại thuốc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông (xem thêm phụ lục kèm theo).

-    Một số thức ăn ảnh hưởng tới thuốc chống đông: Dầu cá, bưởi, xoài, bơ, nhân sâm, họ rau cải, sữa đậu nành, vitamin tổng hợp và các loại thức ăn có chứa vitamin K.

-    Khi đau ốm cần uống thuốc gì phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có đến khám bác sĩ tư hoặc ở các bệnh viện khác (vì tai nạn, bệnh tật) phải nói cho bác sĩ biết là đang dùng thuốc chống đông. Cần nhổ răng, cắt Amidan hay làm bất kỳ thủ thuật nào, phẫu thuật nào có chảy máu phải báo cho bác sĩ, nha sĩ biết mình có mang van tim nhân tạo và đang dùng thuốc chống đông.

-    Bệnh nhân nữ khi can thiệp về bệnh lý sản, phụ khoa ( mổ, đẻ…) phải báo cho bác sĩ để ngừng thuốc và có chỉ dẫn cụ thể.

-    Luôn giữ phiếu này trong người.

 

Các thuốc làm TĂNG tác dụng của thuốc chống đông (Tăng INR)

 

-     Acetaminophen

-     Alcohol (nếu có bệnh gan)

-     Amiodarone

-     Anabolic steroids

-     Aspirin

-     Azithromycin

-     Chloral hydrate

-     Citalopram

-     Clofibrate

-     Diltiazem

-     Fenofibrate

-     Floxin-antibiotics

-     Phenytoin

-     Propafenone

-     Propranolol

-     Sertraline

-     Simvastatin

-     Tramadol

-     Gemfibrozil

-     Lovastatin

-     Metronidazole

-     Omeprazole

-     Fluvastatin

 

Các thuốc làm GIẢM tác dụng của thuốc chống đông (Giảm INR)

 

-    Azathioprine

-    Barbiturates

-    Bosentan

-    Carbamazepine

-    Chlordiazepoxide

-    Cholestyramine

-    Cyclosporine

-    Dicloxacillin

-    Nafcillin

-    Rifampin

-    Sucralfate

 

Hãy gọi điện thoại số 0913.66.4142 để được giải đáp!


(sưu tầm internet)
5273492414ss2.jpg
9328081756ss3.jpg
4171270800ss4.jpg
0068350386ss5.jpg
8434398072ss6.jpg
2439127405ss7.jpg
5516305632ss8.jpg
6029266584ss9.jpg
9580205007ss10.jpg
8158951314ss11.jpg
5008318885ss12.jpg

 PHÒNG KHÁM NỘI - TIM MẠCH & TAI - MŨI - HỌNG
BS CK2 HUỲNH QUỐC BÌNH - BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
Email: bsbinh@gmail.com      - Website: www.phongkhamtimmach.com.vn
ĐTDĐ: 0913.66.41.42 - 0913.979.595             - ĐTCĐ: 02963.853.858
Địa chỉ: 15 Nguyễn Thái Học - P. Mỹ Bình - TP Long Xuyên - An Giang
© 2014-2015 PK Nội-Tim mạch - Tai-Mũi-Họng, All Rights Reserved
 Hotline:
0913.66.4142
   Chia sẻ với bạn bè trên Facebook